Viêm tủy răng theo nghiên cứu của trung tâm nha khoa
Tủy răng bao gồm 2 phần: tủy buồng và hệ thống ống tủy, được bao bọc bởi ngà răng mà men răng. Là mô liên kết gồm các mạch máu, bạch mạch và thân kinh nằm trong khoang tủy. Viêm tuỷ răng nguyên nhân chủ yếu là do các loại vi khuẩn tồn tại trong miệng. Tủy răng đảm nhiệm chức năng dẫn truyền thần kinh và nuôi dưỡng răng. Bệnh cũng có thể là do nhiễm độc hóa chất, sang chấn hay thay đổi áp suất môi trường, …
Theo nghiên cứu của nha khoa Dr. Hùng, bệnh lý tủy răng là bệnh viêm các thành phần mô học tủy răng, đồng thời là một bệnh thường gặp và rất phổ biến hiện nay. Bệnh trải qua 3 giai đoạn nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất răng. Viêm tủy răng thường tiến triển theo chiều hướng ngày càng nặng dần với những triệu chứng khác nhau qua từng giai đoạn của bệnh. Không những thế nó còn để lại những biến chứng nguy hiểm khác. Bệnh của tủy răng diễn biến qua 3 giai đoạn: viêm tủy có hồi phục, viêm tủy không hồi phục và họa tử tủy.
Viêm tủy răng có khả năng hồi phục được hay không?
Viêm tủy răng không hồi phục có 2 trường hợp là đau và không đau. Với viêm tủy không đau thì thường bạn có thể nhận thấy lỗ sâu hở tủy hay khối màu đỏ sẫm, lốm đốm vàng nhô ra khỏi buồng tủy. Bạn sẽ không có cảm giác đau. Bạn chỉ có thể xác định vùng đau chứ không xác định chính xác răng đau. Với viêm tủy đau thì triệu chứng thường là các cơn đau tự nhiên, thường lan tỏa lên nửa đầu và mặt cùng bên. Các cơn đau có thể kéo dài hàng giờ hoặc chỉ trong vài phút và nặng hơn khi có các kích thích nóng, lạnh hoặc thay đổi tư thế.
Viêm tủy răng có hồi phục thường không biểu hiện triệu chứng, có khả năng phục hồi về trạng thái bình thường nếu các yếu tố gây bệnh bị loại bỏ. Nếu có thì đó là các triệu chứng đặc thù chỉ gây cho bạn cảm giác ê buốt thoáng qua, chỉ kéo dài vài giây hoặc vài chục giây sau khi loại bỏ kích thích.
Viêm tủy răng thì nên ăn những thực phẩm gì?
Bạn có thể ăn những thực phẩm mềm như: khoai lang, đu đủ, cà rốt, cháo, súp … để hạn chế việc nhai của hàm răng, và cung cấp nguồn vitamin A, cần thiết cho sự phục hồi của nướu và vết thương sau khi điều trị viêm tủy.
Trong dâu có hoạt chất trợ lực cho thuốc giảm đau và có tác dụng tương tự thuốc aspirin nên bạn có thể uống nước ép dâu tây. Đồng thời uống sữa đậu nành để giúp máu nhanh đông và chất đạm lecithin trong đậu nành giúp vết thương mau lành.
Ăn sữa chua: Giúp tăng tác dụng của kháng sinh chống nhiễm khuẩn nhờ có acidobacillus trong sữa, nhưng lưu ý không nên ăn quá lạnh sẽ gây ê buốt chân răng.
Đảm bảo là thức ăn của bạn luôn ở nhiệt độ ấm vừa phải vì vị trí vừa nhổ răng rất nhạy cảm với nhiệt, lưu ý là nên tránh ăn thức ăn và uống đồ nóng, và những thực phẩm có nhiều gia vị.