Các phương pháp nâng xoang khi trồng răng implant

Vì sao phải nâng xoang khi cấy ghép implant ?

Xương hàm hạ thấp độ cao cũng đồng nghĩa với việc xoang hàm phía trên xương hàm trên được mở rộng ra. Khi răng mất lâu ngày xương hàm sẽ bị tiêu hõm. Quá trình tiêu hõm xương này sẽ khiến cho xương hàm hạ thấp về chiều cao, về thể tích và mật độ. Với mất răng hàm trên ở các vị trí răng số 4 đến số 6, là xương hàm trên hạ thấp đến đâu thì xoang hàm sẽ mở rộng đến đây theo chiều hướng về phía răng. Nâng xoang khi cấy ghép implant là một ca phẫu thuật áp dụng khi mà xương hàm và xương ổ răng đã tiêu hủy, không còn đủ để trực tiếp cấy ghép implant. Muốn thực hiện được việc ghép xương này cần phải kết hợp nâng cao xoang hàm lên. Nếu muốn cấy được chân răng nhân tạo Implant 4S vào trong xương hàm, cần phải ghép thêm xương hàm đã bị tiêu để gia tăng độ cao cho xương.

Nâng xoang trước khi cấy trụ chân răng giả implant được chỉ định cho những trường hợp mất răng đã lâu ngày. Nói cách khác, phẫu thuật nâng xoang thực chất cũng là phẫu thuật ghép xương hàm trên. Nếu xương hàm thấp và gần với nền xoang hàm, thì bác sĩ sẽ tiến hành nâng xoang để tăng chiều cao của xương hàm, sau đó mới đặt trụ implant.

Vì sao phải nâng xoang khi cấy ghép implant ?

Có bao nhiêu phương pháp nâng xoang được áp dụng hiện nay?

Phương pháp mở và phương pháp đóng là 2 phương pháp nâng xoang đang được áp dụng nhiều nhất hiện nay.

  • Phương pháp mổ dọc theo đáy hành lang trước răng cối trên, trụ implant sẽ được đặt ngay lập tức trên đỉnh sóng hàm hoặc sau khoảng thời gian 1 năm. Sau đó bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên biệt để nâng xoang hàm trên lên và đặt xương vào. Đây được gọi là phương pháp nâng xoăng mở.
  • Phương pháp nâng xoang hàm trên qua lỗ khoan, để đặt trụ implant ngay trên đỉnh sóng hàm và đưa xương vào. Giúp tiết kiệm được thời gian, khách hàng có thể đồng thời cấy ghép xương và đặt trụ implant. Kỹ thuật nâng xoang hàm hiện đại sẽ được các chuyên gia có chuyên môn cao đảm nhiệm, bạn có thể an tâm về độ an toàn và hiệu quả sau đó. Đây được gọi là phương pháp đóng. Việc chăm sóc sau cấy ghép cũng dễ dàng hơn.

Khi nào cần ghép xương trước khi trồng răng implant

Tùy vào tình trạng cụ thể bác sĩ nha khoa Dr. Hùng có thể quyết định đặt trụ implant ngay khi ghép xương, hoặc sau một khoảng thời gian xương cấy ghép đã ổn định. Ghép xương trong cấy ghép implant là kỹ thuật bắt buộc trong một số trường hợp, nhằm bổ sung, tái tạo phần xương hàm đã tiêu đi, tăng thể tích xương hàm, đủ điều kiện để tích hợp và nâng đỡ trụ implant. Khi mật độ xương hàm quá mỏng và yếu do bẩm sinh; Xương hàm bị tiêu đi, do thời gian mất răng quá lâu; xương hàm bị chấn thương mạnh, hoặc di chứng từ những cuộc phẫu thuật trước.

Kỹ Ghép xương sẽ được thực hiện trước khi đặt trụ implant từ 9 – 12 tháng, nhằm đảm bảo vùng xương mới cấy ghép ổn định, đủ độ chắc để tích hợp và giữ implant.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

093 136 0186