Khi nào trồng răng implant cần phải ghép xương?

Xương hàm chắc khỏe, đủ thể tích là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành cồng của quá trình trồng răng implant. Nếu xương hàm của bạn quá cứng, quá mỏng thì bạn cần phải trải qua phẫu thuật cấy ghép xương trước tiên, thì mới có thể tiến hành cấy ghép implant sau đó.

Trong quá trình chụp CT 3D, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng xương của bạn. Nếu bệnh nhân mới mất răng, tình trạng xương hàm còn tốt và mật độ xương đầy đủ thì việc trồng răng implant sẽ được tiến hành thuận lợi mà không cần phải đắp thêm xương. Còn ngược lại, bạn cần ghép xương trước khi bước vào phẫu thuật implant.

Những trường hợp cần ghép xương implant

Trường hợp mất răng lâu, xương hàm đã thoái hóa được chỉ định ghép thêm xương mới có thể đảm bảo kết quả trồng răng được thành công.

Nếu bệnh nhân tiêu xương quá nặng, mật độ xương còn quá ít thì phải tiến hành cấy xương trên diện rộng, sau khi cấy xương phải đợi trong khoảng 3 -6 tháng để phần xương này phát triển cứng chắc và hoàn toàn tích hợp với cơ thể sau đó mới tiến hành cấy ghép các trụ implant vào.

Hiện tại có tất cả 4 phương pháp ghép xương thường được các bác sĩ nha khoa áp dụng điều trị cho các bệnh nhân. Tùy vào tình trạng và điều kiện của bệnh nhân mà sẽ có những phương pháp phù hợp riêng. Hầu như các phương pháp ghép xương đều có thể áp dụng cho tất cả các tình trạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, cũng có không ít bệnh nhân chỉ thích hợp với một loại phương pháp điều trị nào đó.

Phân loại phương pháp ghép xương trong cấy ghép implant:

1. Ghép xương tự thân

Ghép xương tự thân là phương pháp khá đơn giản và ít tốn kém nhất vì phần xương được sử dụng để hỗ trợ nâng xoang được lấy từ một vài bộ phận khác trên cơ thể của chính bệnh nhân. Ghép xương bằng phương pháp này khá phổ biến và độ thành công cũng đạt được cao, thường được gọi là “tiêu chuẩn vàng” trong kỹ thuật ghép xương.

2. Ghép xương đồng chủng

Phương pháp này cũng có nhiều điểm tương đồng so với phương pháp ghép xương tự thân. Điểm khác nhau rõ rệt nhất : Nếu đối với phương pháp tự thân là lấy xương ghép từ chính cơ thể bệnh nhân thì phương pháp ghép xương đồng chủng lại lấy xương từ cơ thể của người khác.

3. Ghép xương dị chủng

Ghép xương dị chủng, dị tức là khác, chủng tức là thể loại. Nó có nghĩa là sử dụng xương khác loài tức là xương của động vật chứ không phải xương của con người. Trước khi tiến hành, xương động vật sẽ được kiểm tra tổng thể về tất cả mọi mặt qua một hệ thống kiểm tra nghiêm ngặt trước khi cấy ghép cho bệnh nhân. Điều này đảm bảo vật liệu ghép vô trùng và tương thích an toàn với xương của bệnh nhân.

4. Ghép xương tổng hợp

Đây là phương pháp thứ tư trong các kỹ thuật ghép xương. Tuy nhiên, phương pháp này khác các 3 phương pháp trên ở chỗ vật liệu ghép không phải xương tự nhiên mà là xương tổng hợp. Vật liệu xương này sẽ được tổng hợp với thành phần chính là calcium phosphate, gần giống với xương tự nhiên.

Implant cần phải tích hợp hoàn toàn cứng chắc vào xương hàm thì mới có thể phát huy hoàn toàn những ưu điểm của nó được. Mật độ xương đóng vai trò quan trọng bậc nhất quyết định sự thành công của các trụ implant được cấy vào. Nếu bác sĩ chuyên môn và kinh nghiệm chưa đủ sẽ khó có thể thực hiện thành công được. Vì vậy, bạn phải đến một trung tâm nha khoa uy tín và đáng tin cậy để tiến hành cấy ghép xương. Và trung tâm nha khoa Dr Hùng và cộng sự tự tin mang đến cho bạn một ca cấy ghép xương implant hoàn mĩ nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

093 136 0186